CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Go88 bạn cũ

GIAI ĐOẠN 2018 – 2022, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ.

1.1. Sứ mạng.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn hoạt động vì sự nghiệp “trồng người” không vì mục đích lợi nhuận, đào tạo các nhà quản lý kinh tế và kỹ thuật – công nghệ thực hành, các cán bộ y dược có tay nghề cao, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt của các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ sức khỏe, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2. Tầm nhìn đến năm 2030.

a. Trong năm năm trước mắt 2018 – 2022 phấn đấu trở thành Trường Đại Học có thương hiệu, có uy tín và có chất lượng đào tạo cao.

b. Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ có chất lượng và uy tín, xếp vào tốp đầu trong các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng thực hành ở Việt Nam, ngang tầm với các cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành trong khu vực.

1.3. Giá trị cốt lõi.

Cung cấp một môi trường học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, sáng tạo, bảo đảm cho người học khi tốt nghiệp đủ năng lực thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường hội nhập quốc tế .

Giá trị văn hóa “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm – Văn minh”.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Go88 bạn cũ .

2.1 Mô hình và mục tiêu tổng quát.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Trường đào tạo 4 khối ngành: Kinh tế – Quản lý, Công nghệ – kỹ thuật, Sức khỏe và Ngôn ngữ. Từng bước xây dựng mô hình của Trường theo hướng: Đại học (University), dưới Đại học có Trường (School), Khoa (faculty), Viện (Institute), Trung tâm (Center),…

Mục tiêu tổng quát của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là: Tiếp tục phát triển Trường theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô hợp lý để chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu; phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ, tập trung theo hướng triển khai kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu của địa phương, của ngành và nền kinh tế nói chung. Tích cực phục vụ cộng đồng.

2.2. Định hướng, mục tiêu của từng lĩnh vực chủ yếu.

2.2.1. Chiến lược phát triển các hoạt động đào tạo.

2.2.1.1. Giai đoạn 2018 – 2022

– Quá độ từ giai đoạn phát triển chiều rộng (đa ngành, khối lượng sinh viên đông) sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu; cụ thể là tăng tính thực hành trong đào tạo của các ngành kinh tế và quản lý, Công nghệ – kỹ thuật và các ngành thuộc khối Sức khỏe.

– Quy mô đào tạo: duy trì và ổn định ở mức 25.000 sinh viên và học viên. Trong đó: đại học chính quy đạt khoảng 90%; Sau đại học khoảng 5%; Đại học liên thông, Đai học tại chức, Đại học từ xa khoảng 5%.

– Triển khai đào tạo theo tín chỉ, bắt đầu từ khóa 24, năm học 2019 – 2020;

– Chương trình đào tạo được điều chỉnh sát chương trình khung với thời lượng tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó:

+ Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy 4 năm: khoảng 130 tín chỉ, chương trình đào tạo đại học hệ 5 năm, 6 năm thời lượng có thể nhiều hơn tương ứng thời gian đào tạo và đặc thù của mỗi ngành.

+ Chương trình đào tạo Thạc sỹ: 60 tín chỉ.

+ Chương trình đào tạo Tiến sỹ: 90 tín chỉ, đối với người đã tốt nghiệp Thạc sỹ; 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp Đại học.

– Đến năm 2020, có ít nhất 3 chương trình đào tạo đại học được kiểm định.

– Lựa chọn để mở thêm một số ngành đào tạo mới trong 5 năm tới. Định hướng phát triển những ngành thuộc thế mạnh của trường.

2.2.1.2. Giai đoạn 2022 – 2030.

Phấn đấu để thực sự trở thành một trường phát triển có chiều sâu, chất lượng đào tạo được nâng cao, trở thành một trường đại học thuộc tốp đầu về chất lượng đào tạo trong số các trường đại học định hướng thực hành ở nước ta.

– Hằng năm có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu thuộc các khoa chuyên ngành tham gia các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với thực tế sản xuất, với các bệnh viện thực hành theo yêu cầu đào tạo của khối khoa học sức khỏe.

– Một số chương trình đào tạo của Trường có sự tham gia của các chuyên gia, doanh nhân, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

– Phấn đấu đến năm 2022 có thêm 02 chương trình đào tạo đại học được kiểm định; 03 chương trình đào tạo Thạc sỹ được kiểm định để đào tạo Tiến sỹ.

– Phát triển đào tạo sau đại học của khối ngành sức khỏe bao gồm: đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ, dược học, đào tạo theo chứng chỉ chuyên khoa, nhất là các chuyên khoa cận lâm sàng.

2.2.2. Chiến lược phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học.

– Kiện toàn Hội đồng khoa học cấp Trường; ban hành Quy chế nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.

– Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và cộng đồng. 100% giảng viên là Thạc sỹ trở lên tham gia nghiên cứu khoa học, có ít nhất 1 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành/năm. Đối với giảng viên có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ phải có công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia và Quốc tế.

– Ra đời Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ để đăng tải các công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường.

– Xuất bản ấn phẩm hàng năm của Trường: Chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, phục vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

– Xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Trường.

2.2.3. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo.

– Mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến trong khu vực, Châu Á và thế giới.

– Thiết lập chương trình liên kết đào tạo thiết thực, có hiệu quả.

– Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nhất là với các nước Nga, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản. Có kế hoạch mời một số nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học gốc Việt thường xuyên giảng dạy, nghiên cứu tại Trường. Tạo điều kiện cho các giảng viên của Trường tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại nước ngoài.

– Hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài, kêu gọi sự tham gia của các học giả, các nhà nghiên cứu, các Viện, Trường đối tác quốc tế trong việc phối hợp, xây dựng các đề tài khoa học mang tính khu vực và quốc tế.

– Mở rộng hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường nước ngoài, tiếp nhận sinh viên, học viên nước ngoài, nhằm gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài học tập, nghiên cứu dài hạn tại Trường. Đồng thời, tổ chức cho sinh viên, học viên Việt Nam du học ở nước ngoài theo chương trình liên kết hợp tác đào tạo.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.   

3.1. Về công tác tổ chức, cán bộ.

3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy của Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

– Xác định đúng vị trí, thẩm quyền của các cơ quan chỉ đạo, điều hành nhà Trường theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động, gồm: Nhà đầu tư, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các đơn vị trực thuộc… Hội đồng trường có thẩm quyền bầu Hiệu trưởng hoặc có thể áp dụng cơ chế thuê Hiệu trưởng; bầu, phê duyệt các chức danh quản lý của Trường.

– Kiện toàn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa, đơn vị trực thuộc theo hướng từng bước trẻ hóa. Cơ cấu Ban Chủ nhiệm khoa, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cần tăng số người trong độ tuổi lao động, giảm dần số người đã hết tuổi lao động.

– Rà soát, kiện toàn cấp phó của các đơn vị trực thuộc. Mỗi đơn vị chỉ nên có từ 2 – 3 cán bộ cấp phó; mỗi cán bộ cấp phó phải phụ trách một vài lĩnh vực giúp cấp trưởng, thực sự tham gia quản lý, điều hành đơn vị.

– Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, có hiệu quả, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Giải thể những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp hoặc không phù hợp.

– Duy trì, ổn định đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy mô đào tạo, phấn đấu tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cho tất cả giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ. Giảng viên cơ hữu phải đạt chuẩn theo quy định.

– Xây dựng cơ chế, chính sách trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường xét phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư đối với giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sỹ; phong tặng Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân…cho các nhà giáo của Trường theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua việc tạo công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc. Quan tâm đến việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tiền lương, thù lao…đối với cán bộ, giảng viên làm việc có chất lượng và hiệu quả hoặc cán bộ, giảng viên có kết quả học tập nâng cấp trình độ chuyên môn. Định kỳ khoảng 5 – 6 năm trường sẽ xem xét điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, nhân viên, điều chỉnh mức thù lao đối với giảng viên để tăng thu nhập cho người lao động.

3.2. Về nâng cao chất lượng đào tạo.

– Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo ở tất cả các ngành học theo hướng người học cần học, cần phục vụ cho xã hội cái gì thì dạy cái đó. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tạo điều kiện cho người học thực tập, thực hành.

– Tiếp tục nâng cao chất lượng các giáo trình và các tài liệu học tập, coi đây là những kiến thức cốt lõi, tạo điều kiện để giảng dạy theo tài liệu chính thống và tăng cường tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

– Nâng cao chất lượng câu hỏi thi, đề thi kết thúc học phần cho các môn học. Tổ chức chặt chẽ các kỳ thi để đánh giá đúng trình độ học lực của sinh viên. Tổ chức quản lý có hiệu quả kết quả thi và kết quả học tập của sinh viên.

– Bảo đảm chất lượng giáo dục theo 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí. Bảo đảm chất lượng giáo dục là quá trình liên tục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

3.3. Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

– Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo.

– Tranh thủ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

– Giao đề tài và xác định số giờ nghiên cứu khoa học hàng năm cho giảng viên.

– Hàng năm, Trường dành một khoản kinh phí thích đáng cho nghiên cứu khoa học (khoảng 2% tổng thu) để khuyến khích cán bộ, giảng viên đăng ký các đề tài theo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

– Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học; hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

3.4. Về tài chính và cơ sở vật chất.

3.4.1. Về tài chính, Trường xác định là đơn vị tự chủ về tài chính, bảo đảm cân đối thu chi, có tích lũy, có dự phòng rủi ro, chủ động giải quyết khi có khó khăn về tài chính.

– Phấn đấu, đề ra các giải pháp để tăng thêm nguồn thu cho Trường. Rà soát lại các khoản chi, cắt giảm các khoản chi bất hợp lý. Bảo đảm tỷ lệ các khoản chi hợp lý: chi tiền lương; cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; chi cho người học; chi quản lý hành chính; trích khấu hao tài sản cố định; chi cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện…, theo Quy chế quản lý tài chính của Trường.

– Xây dựng cơ chế để các Trung tâm dịch vụ có thu của Trường hoạt động có hiệu quả, tăng thêm nguồn thu, tự trang trải mọi chi phí và có đóng góp cho Trường.

– Rà soát lại các định mức chi theo tinh thần hợp lý và tiết kiệm; những khoản chi nào có thể khoán chi thì giao cho cho đơn vị thực hiện.

3.4.2. Về cơ sở vật chất.

– Trước hết, đối với 3 cơ sở của Trường sử dụng theo hướng: ổn định, có đầu tư nâng cấp và sử dụng có hiệu quả.

– Đầu tư các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo, nhất là nhu cầu thực hành của khối công nghệ và khối sức khỏe.

– Triển khai xây dựng ký túc xá sinh viên của Trường, hoàn thiện Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An tiến tới xây dựng bệnh viện thực hành của Trường với quy mô phù hợp phục vụ cho công tác đào tạo thực hành của khối sức khỏe và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng.

– Xây dựng thư viện điện tử kết hợp với thư viện truyền thống đạt tiêu chuẩn, hiện đại, hệ thống thư viện được kết nối mạng internet với các cơ sở nghiên cứu liên quan. Đảm bảo đạt 70 – 100 đầu sách cho một chuyên ngành đào tạo.

– Xây dựng các mô hình thực hành, doanh nghiệp thực hành, thị trường ảo để giáo viên và sinh viên thực tập nâng cao kỹ năng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

4.1. Tuyên truyền phổ biến Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2018 – 2022, tầm nhìn đến 2030 đến toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên.

4.2. Căn cứ vào Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2018 – 2022, tầm nhìn đến 2030, Trường triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.

4.3. Hàng năm, Trường và các đơn vị trực thuộc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hành động cụ thể vào cuối năm học, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo phù hợp với định hướng chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2018 – 2022, tầm nhìn đến 2030.

Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh mục tiêu phù hợp với yêu cầu phát triển, bổ sung các giải pháp để đạt mục tiêu được thiết lập, được điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

4.4. Giao Phòng Quản lý đào tạo chủ trì, phối hợp Phòng Tổ chức – Cán bộ, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng giúp Ban Giám hiệu theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2018 – 2022, tầm nhìn đến 2030.

GS. Trần Phương